Theo quan niệm tôn giáo của Hindu, đá mặt trăng được tạo thành từ những tia sáng ánh trăng ngàn năm kết tụ lại. Nhiều nền văn hóa cổ đại khác cũng có những truyền thuyết tương tự. Người xưa tin rằng, ánh sáng của mặt trăng qua hàng nghìn năm xuyên thấu vào lòng đất, ngưng tụ lại và tạo thành những viên đá, những viên đá này toát ra ánh sáng xanh trông giống như ánh trăng xuyên qua những đám mây trong đêm.

Các nền văn hóa cổ đại cũng tin rằng những ai sở hữu một viên đá mặt trăng sẽ được thần linh che chở, ban phước lành. Trong các triều đại cổ ở Ấn Độ và Ai Cập, những cận thần làm nhiệm vụ cúng tế, coi chiêm tinh, thường ngậm trong miệng một miếng đá nhỏ trong những ngày rằm để dự đoán tương lai và xin thần linh ban phước lành cho nhà vua.

Tài trợ nội dung
đá mặt trăng

Hiệu ứng mặt trăng adularescence

Hiệu ứng quang học ánh trăng adularescence trước đây được gọi là “adularia”. Tên gọi này bắt nguồn từ một thị trấn nhỏ là Mt. Adular (nay là St. Gotthard) ở Switserland, vùng đất đầu tiên mà con người tìm thấy đá mặt trăng.

Đá mặt trăng đã được dùng làm trang sức từ hàng trăm năm trước, đặc biệt vào thế kỷ 19 đá mặt trăng trở nên cực thịnh khi được dùng làm trang sức và điêu khắc cho giới quý tộc.

Daquyvietnam,

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!