Các nhà nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ học đã chứng minh sự tồn tại và gắn kết giữa đá lapis lazuli và con người cách đây 6,500 năm. Từ thời cổ đại, đá lapis đã được coi là báu vật và là trang sức vô cùng giá trị trong các nền văn hóa Mesopotamia, Ai Cập, Trung Hoa, Hy Lạp và Rome (Italy). Chúng được tầng lớp quý tộc và vua chúa yêu thích bởi màu sắc xanh đặc biệt, được ví như màu xanh hoàng gia, có giá trị ngang với sapphire và turquoise.
Ngày nay, vùng đất Badakshan là một tỉnh thuộc đất nước Afganistan, nằm sâu trong những ngọn núi cao ngăn cách thế giới bên ngoài bằng những cánh rừng nhiệt đới. Người ta vẫn bất chấp, tìm mọi cách để tới nơi này chỉ với một lý do duy nhất: những viên đá lapis lazuli.

Các công nhân khai thác đá lapis ở Afganistan
Giá trị lợi nhuận của lapis lazuli đã khiến con người đam mê và khao khát có được chúng từ hàng nghìn năm qua. Lịch sử đã ghi nhận những bước chân đầu tiên của con người vượt thử thách để tới được vùng đất này từ năm 700 trước công nguyên, khi Badakshan còn là một phần của đất nước Bactria cổ đại. Badakshan qua đó cũng được ghi nhận là một trong những vùng đất thương mại đá quý cổ xưa nhất trên thế giới.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hình vẽ về những đoàn xe bộ hành, những nhà buôn cưỡi lạc đà tới đây mua bán đá lapis, chất thành đống và di chuyển qua vùng Bactria, tới những thành phố sầm uất của Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, Mesopotamians và Ba Tư. Những minh chứng này được tìm thấy trong các tài liệu cổ của nhà thám hiểm vĩ đại Marco Polo vào năm 1271.
Trải qua hàng nghìn năm, cùng với sự phát triển của ngành trang sức và điêu khắc, đá lapis đã được phát triển và biết đến rộng rãi hơn như một thứ xa xỉ đối với con người.

Đại bàng làm từ đá lapis (Syria 2000 năm trước công nguyên)

Tượng cổ làm từ đá lapis

Trang sức làm từ đá lapis
Daquyvietnam,
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.