Trong văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tại các thôn, xóm, làng thường có lập đình, miếu, phủ thờ các vị thần, gọi là thờ Thành Hoàng. Vậy tín ngưỡng Thành Hoàng có ý nghĩa gì và lễ bái, văn khấn thần Thành Hoàng như nào?
Thành Hoàng
Trước hết, khi nói đến Thành Hoàng thì chúng ta hiểu chữ “Thành” ở đây có nghĩa là cái thành. Chữ “Hoàng” nghĩa là cái hào bao quanh. Vậy khi ghép hai chữ Thành-Hoàng có nghĩa là cái thành bao bọc và bảo vệ một vùng dân cư, như vậy Thành Hoàng là chỉ các vị thánh thần bảo vệ đời sống của người dân, được người dân thờ phụng trong đình làng.
Thành Hoàng cũng có nhiều vị thần, cũng được phân chia ra nhiều thứ hạng khác nhau, trong đó:
Thượng thần là mức cao nhất, chỉ những vị thần vô hình trong sự tích, được lưu truyền nhiều đời như Quý Minh Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử… hoặc những vị thần là người đã có công lớn lao đối với dân tộc như Hưng Đạo Vương, Lý Thường Kiệt…
Trung thần là mức trung, là những vị thần có trong giai thoại, sự tích của một làng, được người dân thờ phụng đã lâu, không rõ công trạng, tên tuổi.
Hạ thần là thần ở mức thấp nhất, thường được thờ trong khu vực dân cư nhỏ như thôn, xóm.
Ngoài ra, còn một số thần “bậy bạ” được một số người tự vẽ vời, biến hóa như thần trộm cắp, thần tà dâm, thần cờ bạc… đây là những tà thân, ma giáo không được công nhận.
Những Thành Hoàng được thờ nhiều trong văn hóa Việt Nam
Những vị Thành Hoàng được người dân thờ phụng nhiều nhất như:
Thần núi: Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh,…
Thần sông: Lạc Long Quân, Tô Lịch Giang Thần, Thủy Bá Đại Vương…
Thần đất: Hậu Thổ Phu Nhân, thần Bản Cảnh…
Nhân thần: Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…
Sắm lễ
Tùy vào văn hóa vùng miền, hoặc mỗi làng có phong tục tập quán khác nhau, thờ vị Thành Hoàng khác nhau mà hình thức, lễ nghi cũng khác nhau. Khi đi đình, đền, miếu nào thì nên tham khảo người dân trước đình để sắm lễ cho phù hợp.
Văn khấn Thành Hoàng
Nam Mô A Di Đà Phật! (lạy),
Nam Mô A Di Đà Phật! (lạy),
Nam Mô A Di Đà Phật! (lạy),
Con lạy chính phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần,
Con kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần,
Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương,
Hương tử con là …..
Ngụ tại …..
Hôm nay là ngày …..tháng …..năm…..
Hương tử con đến nơi ….. thành tâm kính lễ.
Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật! (lạy),
Nam Mô A Di Đà Phật! (lạy),
Nam Mô A Di Đà Phật! (lạy),
DaquyVietnam,
Tham khảo: văn khấn cổ truyền
Ghi rõ nguồn https://daquyvietnam.info khi copy hoặc trích dẫn bài viết.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.