Theo tập tục hôn nhân truyền thống của Việt Nam, trước khi thành vợ thành chồng, đôi trai gái cùng cha mẹ và họ hàng đôi bên phải làm các nghi lễ truyền thống. Ban đầu là lễ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp chưng rồi đến thỉnh kỳ, đón dâu và tổ chức đám cưới. Ngày nay, nhiều gia đình có thể gộp một số lễ vào làm một, đơn giản chỉ làm lễ ăn hỏi rồi lễ thành hôn. Trước các buổi lễ quan trọng như vậy thì gia đình đều làm mâm cơm cúng, đọc văn khấn cưới hỏi để báo cáo tổ tiên, xin chứng giám lòng thành, hiếu kính.
Tham khảo: các nghi lễ hôn nhân truyền thống / tổng hợp các bài văn khấn
Văn khấn lễ cưới hỏi
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa,ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy tiên họ …..chư vị Hương linh.
Tín chủ (chúng) con là:…..
Ngụ tại: số nhà/phường/xã/quận/huyện/tỉnh/thành.
Hôm nay là ngày …..tháng …..năm …..
Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng cháu …..
Con của ông …..và bà …..
Ngụ tại: số nhà/phường/xã/quận/huyện/tỉnh/thành.
Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:
Phúc tổ đi lai,
Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),
Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái),
Lễ mọn kính dâng,
Duyên lành gặp gỡ,
Giai lão trăm năm,
Vững bền hai họ,
Nghi thất nghi gia,
Có con có của,
Cầm sắt giao hoà,
Trông nhờ phúc Tổ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
DaquyVietnam,
Ghi rõ nguồn https://daquyvietnam.info khi copy hoặc trích dẫn bài viết
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.