Văn khấn cúng mụ 1 tháng, 1 năm

Khi con sinh ra được 3 ngày (đầy cữ), 1 tháng (đầy tháng) và 1 năm (thôi nôi), cha mẹ thường làm lễ cúng Mụ, gọi là cúng 12 tiên cô để cảm tạ và nguyện cầu cho con cái được khỏe mạnh, đẹp đẽ.

Tham khảo: tổng hợp các bài văn khấn

Tài trợ nội dung

Bà Mụ

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Bà Mụ hay còn gọi là “mẹ sanh” là 12 bà tiên phụ trách về việc sinh để trên trần gian. Công việc của các bà Mụ được Ngọc Hoàng giao cho khi ngài tạo ra con người, các bà theo giõi việc sinh để và nặn ra hình hài thai nhi.

Có tổng cộng 12 Bà Mụ, mỗi bà sẽ đảm trách một nhiệm vụ riêng như phụ trách việc thụ thai, chăm sóc bào thai, nặn hình hài nam nữ, coi việc chuyển dạ, ở cữ…

Cúng Mụ

Hình tượng Bà Mụ được thờ cúng tại nhiều đền chùa trên khắp cả nước như chùa Hóc Ông, chùa Biên Hòa, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn… Các gia đình thường cúng Mụ để tạ ơn các bà sau khi sinh hay các con đau yếu. Lễ cúng Mụ được tổ chức khi đứa trẻ đầy cữ (mới sinh được 3 ngày), đầy tháng, đầy tuổi tôi (sinh được 100 ngày) và thôi nôi (sinh được 1 năm).

Sắm lễ & nghi thức cúng Mụ

Theo nghi thức truyền thống, khi cúng Mụ thường cúng 12 lễ nhỏ để cúng 12 bà, 1 lễ lớn để cúng bà lớn. Tùy vào văn hóa, tập tục vùng miễn có đôi chút khác biệt, nhưng thông thường sẽ bao gồm các lễ vật là:

  1. Vàng mã: tiền vàng, quần áo, mũ, váy, hài,
  2. 12 miếng trầu cau bổ tư, 1 miếng trầu cau nguyên quả,
  3. Đồ chơi trẻ em,
  4. Tôm, cua hoặc ốc: 12 con nhỏ, 1 con lớn, có thể hấp chín hoặc để sống sau đó phóng sinh,
  5. Phẩm oản,
  6. Mâm cơm mặn: xôi, gà, thịt heo, rượu…
  7. Bánh, kẹo: chia thành 12 phần nhỏ, 1 phần to,
  8. Hoa tươi.

Sau khi chuẩn bị lễ vật, cha mẹ bày biện gọn gàng lên bàn, bế con ra rồi thắp 3 nén hương mời bà Mụ về và đọc văn khấn. Sau khi khấn xong đem vàng mã đi hóa, động vật sống mang đi phóng sinh, còn thức ăn thì để lại để cả nhà thụ hưởng.

Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi. Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cung kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo v.v.

Văn khấn cúng mụ

Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa,

Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa,

Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa,

Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương,

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Vợ chồng con là …………………………..

Sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……..

Chúng con ngụ tại …………………………

Nay nhân ngày (đầy cữ/ đầy tháng/ thôi nôi) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình: nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …..sinh ngày ….. được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

DaquyVietnam,

Ghi rõ nguồn https://daquyvietnam.info khi copy hoặc trích dẫn bài viết

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!