Sách cổ có ghi, Tỳ hưu là loài mãnh thú, là một trong năm loài thụy thú cổ đại (long, phượng, quy, kỳ lân và tỳ hưu), còn được gọi là thần thú chiêu tài.
Tỳ hưu từng được coi là biểu tượng của dân tộc Hoa Hạ, từng có công trợ giúp của hai đế Viêm, Hoàng trong cuộc chiến, được phong “thiên lộc thú”, tức trời ban lộc. Tỳ hưu chuyên bảo vệ tài bảo đế vương, cũng tượng trưng hoàng thất, còn gọi “đế bảo”.
Vì tỳ hưu chuyên ăn mãnh thú tà linh, nên còn được gọi là “tỵ tà”. Các nhà phong thủy Trung Quốc cho rằng tỳ hưu là loài cát tường có thể chuyển họa thành phúc. Tỳ hưu là loài thân không có vảy, chân không có lông, thần thái uy vũ. Do vẻ ngoài hung mãnh, nên còn được coi là vật trấn tà. Tỳ hưu đã được khai quang bài trí trong nhà, mang lại vận khí tốt, tán trừ chướng khí, trấn trạch. Ngoài ra, tỳ hưu còn có tác dụng đẩy tài vượng, nên thường xuyên mang bên người giúp thúc đẩy vận thiên tài. Tỳ hưu có công dụng thúc đẩy chính tài.
Tỳ hưu thường được chế tác bằng chất liệu gỗ, kim loại, đá quý, ngọc phỉ thúy. Trong đó, bằng chất liệu ngọc mang lại năng lượng tốt nhất. Một điểm cần lưu ý, người có phẩm hạnh không tốt, bài trí tỳ hưu không có tác dụng, bởi vậy đây là loài linh thú đặc biệt.
Tỳ hưu không nên dùng 3 con
Các chuyên gia phong thủy cho rằng, tỳ hưu nên dùng một cặp hoặc dùng một con. Thường kiêng đặt 3 con tỳ hưu cùng ở một chỗ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới mục đích chiêu tài mà tạo ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới vận thế.
Tham khảo: truyền thuyết tỳ hưu: lén thỉnh tỳ hưu, Hòa thân ôm mộng giàu hơn vua
Daquyvietnam,
Mời bạn xem thêm: phật a di đà, phật bản mệnh tuổi dậu, phật bản mệnh tuổi thân
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.