Thang độ cứng Mohs sử dụng trong Ngọc học và Khoáng vật học được nhà khoáng vật học người Đức tên là Friedrich Mohs đưa ra vào năm 1822. Ông đã chọn 10 loại khoáng vật có độ cứng khác nhau, khá phổ biến và dễ dàng kiếm được với độ thuần khiết cao. Mười khoáng vật này được đánh số theo thứ tự độ cứng tăng dần từ 1 đến 10:

thang độ cứng Mohs

Tài trợ nội dung

THANG ĐỘ CỨNG MOHS CƠ BẢN

Bảng dưới đây là thang độ cứng cuả 10 khoáng vật cơ bản

Thang độc cứng Mohs Khoáng vật Công thức hóa học Độ cứng tuyệt đối
1 Tan-Talc Mg3SiO4O10(OH)2 1
2 Thạch cao – Gypsum CaSO4.2H2O 2
3 Calcit-Calcite CaCO3 3
4 Fluorit-Fluorite CaF2 4
5 Apatit-Apatite Ca5(PO4)3 5
6 Octhoclas-Orthoclase KAlSi3O8 6
7 Thạch anh-Quartz SiO2 7
8 Topaz Al2SiO4(OH-,F-)2 8
9 Corindon Al2O3 9
10 Kim cương C 10

Thú vị: Móng tay có độ cứng là 2,5; đồng xu bằng đồng có độ cứng 3,5; một lưỡi dao là 5,5; thủy tinh cửa sổ là 5,5; một thanh thép là 6,5; Sử dụng những vật liệu có độ cứng đã được biết trước sẽ cho chúng ta biết chính xác vị trí của vật liệu trên thang đo Mohs.

Thang độ cứng Mohs sửa đổi

Thang độ cứng Mohs sửa đổi được hội Khoáng vật học Hoa Kỳ bổ sung nhằm tính toán cho các vật liệu có độ cứng nằm ở khoảng giữa các vật liệu cơ bản.

Thang độ cứng sử đổi Khoáng vật
1 Tan-Talc
2 Thạch cao-Gypsum
2,5-3 Vàng,bạc
3 Canxit-calcite, đồng
4 Fluorit
4-4,5 Bạch kim
4-5 Sắt
5 Apatit-apatite
6 Octhoclas-Orthoclase
6,5 Quặng pyrite-sắt
6-7 Thủy tinh-Silica nguyên chất
7 Thạch anh-quartz
7-8 Thép tôi
8 Topaz
9 Corundum
10 Garnet
11 Hợp chất zirconia
12 Hợp chất alumina
13 Cacbua silic

Lưu ý: Thang độ cứng Mohs là thang đo tương đối, không tuyến tính, nghĩa là hiệu độ cứng thực sự giữa hai khoáng vật chuẩn liên tiếp không như nhau trên toàn thang. Ví dụ như hiệu độ cứng giữa Corindon và Kim cương lớn hơn nhiều so với hiệu độ cứng giữa Talc và Corindon

Daquyvietnam tổng hợp,

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!