tác dụng chữa bệnh bằng

Ngũ hành và bệnh tật

Bệnh là do tinh, khí huyết trong cơ thể bị tổn thương tạo thành. Nội thể biểu hiện là lục phủ ngũ tạng, ngoại thể hiện là thân thể và tứ chi. Trong phương diện bát tự, thường dùng mối quan hệ sinh khắc Ngũ hành để suy đoán nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu như can chi Ngũ hành quá vượng hoặc quá yếu thì đều gây ra bệnh cho người. Kim trong Ngũ hành chủ về lưỡi dao hình thương, mà Thủy thì chủ về đắm tàu thân vong, Mộc lại tượng trưng cho treo cổ tự vẫn, bị hổ hoặc rắn độc cắn thương, Hỏa tượng trưng cho điên đảo giữa ban ngày và ban đêm, bị rắn cắn thương hoặc thiêu đốt, Thổ tượng trưng cho núi lở đá đè, bùn đất vùi lấp hoặc đổ nát.

Thiên can và nội tạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sách viết rằng: “Giáp gan, Ất mật, Bính ruột non, Đinh tim, Mậu dạ dày, Kỷ lá lách, Canh ruột già, Tân thuộc phổi, Nhâm bàng quang, Quý thận”. Mối quan hệ giữa thiên can và bên ngoài cơ thể thì được diễn tả như sau: Giáp đầu, Ất gáy, Bính bả vai, Đinh ngực, Mậu mạng sườn, Kỷ thuộc bụng, Canh là rốn, Tân là cổ, Nhâm bắp chân, Quý cẳng chân. Vì vậy, mối quan hệ giữa sinh mệnh và Thiên can được khái quát như sau: Tý bệnh sa nang, Sửu về bụng, Dần về chân, Mão bệnh mắt, Thìn bệnh về lưng ngực, Tỵ bệnh về mặt, Ngọ bệnh về tim, Mùi về ngực, Thân bệnh ho, Dậu và Tuất bệnh về phổi, Hợi bệnh về đờm và gan. Gan chính là mầm của thận, thận là chủ của gan, thận thương thông với mắt, trong mật chứa hồn, trong can chứa phách, trong thận tàng chứa tinh, tâm tàng  ẩn thần, tỳ tàng ẩn khí.

Tài trợ nội dung

Người mệnh Mộc gặp nhiều Canh, Tân, Giáp, Dậu, gan mật dễ sinh bệnh. Biểu hiện là lương tinh, mật nhỏ, bệnh lao, thổ huyết, đau đầu, suyễn, trúng phong, phù nề, tê liệt, mắt mồm méo lệch, chứng phong, đau gân cốt. Biểu hiện bên ngoài cơ thể là da khô, mắt dễ bị đau, tóc và râu thưa thớt, chân tay run, tổn thương các bộ phận bên ngoài cơ thể. Nếu là nữ, dễ bị sảy thai, khí huyết không được điều hòa (sảy thai, là chỉ thai phụ chưa đủ tháng đã sinh, hay còn gọi là tiểu sản, tảo sản. Đông y cho rằng nguyên nhân của căn bệnh này là do khí huyết không điều hòa, ví khí là thầy của huyết, huyết là mẹ của khí, cả hai có mối quan hệ tồn tại dựa vào nhau, ở đây do khí huyết không đều mà gây ra bệnh về kinh nguyệt). Nếu là trẻ nhỏ thì dễ mắc chứng kinh phong mạn tính, ho về đêm. Trong các sách mệnh lý từng nói: gân cốt đau, là do Mộc bị Kim thương hại.

Người mệnh Hỏa, nếu gặp Thủy và Hợi Tý vượng địa thì tiểu tràng và tâm kinh dễ sinh bệnh, biểu hiện bệnh trong cơ thể là: Bị câm, đau miệng, co giật cấp tính mạn tính, biểu hiện bên ngoài là mắt mờ, giun sán, viêm mủ, nhiễm trùng máu. Trẻ nhỏ dễ bị bệnh đậu mùa, ung nhọt và ghẻ lở. Phụ nữ thì bị rong kinh, băng huyết. Nếu là người mệnh Hỏa, tính cách rất nóng nảy, sắc mặt đỏ. Trong sách mệnh lý có nói: Mắt bị mờ, đa phần là do Hỏa bị Thủy khắc chế.

Người mệnh Thổ gặp Mộc và Dần mão tại vị trí vượng thì mật và dạ dày dễ bị tổn thương, biểu hiện bên trong cơ thể là bị nấc, đau dạ dày, tiêu chảy, hoàng thũng, khó nuốt, khoảnh ăn, buồn nôn. Biểu hiện bên ngoài là tay phải có bệnh, da khô. Trẻ nhỏ bị bệnh suy dinh dưỡng, vàng lá lách. Đặc tính của Thổ là chủ ẩm ướt, nếu quá nhiều thì dễ bị chìm, sắc mặt vàng. Trong sách mệnh lý có nói: Thổ tại vị trí Mộc vượng, lá lách tất bị thương.

Nếu là người mệnh Kim, gặp Hỏa và Tỵ Ngọ tại vị trí vượng thì ruột già, phổi dễ sinh bệnh, biểu hiện bên trong cơ thể là hay ho, dễ nấc, bệnh về đường ruột, bệnh trĩ, tim đập nhanh, hay hoảng sợ, dễ mắc bệnh lao. Biểu hiện bên ngoài là da khô, mũi đỏ, lưng mụn nhọt tụ huyết. Trong sách mệnh lý có nói: Kim nhược nếu gặp Hỏa vượng , tất có bệnh về máu.

Người mệnh Thủy nếu gặp Thổ và bốn tháng quý (tháng 3,6,9,12) vượng thì bàng quang và thận dễ sinh bệnh. Biểu hiện bên trong là bệnh lậu, đổ mồ hôi trộm, cơ thể hư tổn, tai nghễnh ngãng, thương hàn cảm mạo. Biểu hiện bên ngoài cơ thể là đau răng, sa nang, thoát vị, đau lưng, tràn dịch thận, thổ tả… Phụ nữ dễ mắc băng huyết, khí hư huyết trắng. Đặc tính của Thủy là lạnh, sắc mặt của người thường khá đen.

Thuộc tính âm dương Ngũ hành của tạng phủ cơ thể người đều giống với âm dương Ngũ hành trong Thiên can, Địa chi, mà Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có sự hưng thịnh trong bốn mùa. Do đó, Mộc quá vượng, Tì vị tất sẽ bị nó khắc, do đó tỳ vị sẽ có bệnh. Nói cách khác trong thời gian con người sinh ra, Mộc nhiều hoặc là Mộc vượng mà Thổ suy thì tỳ vị của người này nhất định có bệnh. Do đó rõ ràng đây là mối quan hệ sinh khắc giữa Thiên can, Địa chi với cơ thể con người và tầm quan trọng của nó có thể phòng ngừa bệnh tật có hiệu quả và biết được nặng, nhẹ, cát, hung của bệnh tật.

Dưới đây xin được giới thiệu một số bài thuốc từ các loại đá được các nhà Đông y sử dụng:

Thạch nhũ

Thạch nhũ còn có tên gọi là nhũ thạch, là tên gọi của một loại đá canxi cacbonat thiên nhiên ở trạng thái nhũ đá. Tương truyền, loại thạch nhũ màu trắng trong, hình dạng như ống lông ngỗng, cho nên còn được gọi là đá lông ngỗng.

tác dụng chữa bệnh bằng đá quý

Thạch nhũ

Trị bệnh ho dai dẳng: Bột thạch nhũ 15g, sáp 62g. Trộn đều 2 vị thuốc này, hấp chín, nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống một viên với nước ấm.

Trị tuyến sữa không thông (khí huyết hư, mạch tắc không thông, ít sữa): Dùng 6g bột thạch nhũ và lậu lô sắc thành nước đặc rồi uống. Còn có cách khác: Thạch nhũ, thông thảo nghiền thành bột, mỗi lần lấy 4ml, dùng kết hợp với cháo loãng, ngày uống 3 lần.

Phàn thạch

Phàn thạch còn được gọi là niết thạch, vũ niết, là dạng tinh thể được luyện từ đá minh phàn (khoáng chất alumit). Đá minh phàn luyện khô gọi là ba thạch, khi ở thể trắng nhẹ gọi là liễu tự phàn.

tác dụng chữa bệnh bằng

Phàn thạch

Trị bệnh mắt sưng đỏ: dùng nước cam thảo pha với phàn thạch đã tán bôi lên mắt, hoặc dùng bột phàn thạch khô xoa nhiều lần lên vị trí giữa 2 lông mày.

Trị bệnh lở loét, sưng tấy: Lấy lượng bạch phàn (dùng sống), hoàng đan bằng nhau, nghiền thành bột để riêng. Trước khi dùng lấy một ít trộn đều, lấy kim chích cho máu ở chỗ sưng tấy, lở loét chảy ra, đợi máu chảy hết rồi bôi thuốc.

Tiêu thạch

Tiêu thạch thiên nhiên sau khi được gia công cô đặc kết tinh thành dạng trong suốt không màu hoặc dạng bột màu trắng được gọi là hỏa tiêu, thành phần chủ yếu là kali nitrat hoặc natri nitrat.

Trị bệnh đau ngực bụng do tích nhiệt, trướng bụng đầy hơi: Tiêu thạch 187g, đại hoàng 250g (nghiền riêng), nhân sâm, cam thảo, mỗi loại 93g. Sau khi nghiền thành bột, dùng mật ong nặn thành các viên nhỏ, mỗi lần dùng 5 viên với cháo trắng.

Trị nóng dạ dày, phiền muộn, miệng khô: Canh ngũ thạch: Hàn thủy thạch, tiêu thạch, long cốt, mẫu lệ (con hàu), cam thảo, hoàng cầm, rễ cây quát lâu, mỗi loại 1,5g, tri mẫu, quế tâm, thạch cao, mỗi loại 0,9g, đại hoàng 0,6g. Các vị thuốc trên sắc với 71 lit nước đến khi còn 3 lít, chia thành 4 lần, ban ngày uống 3 lần, đêm uống 1 lần.

Hoạt thạch

Hoạt thạch là loại khoáng chất magie silicat Mg(Si4O10)(OH)2. Trong đó, tỷ lệ MgO là 31,7%, SiO2 là 63,5%, H2O là 4,8%. Có nhiều hình dạng khác nhau, màu trắng mịn, vàng nhạt, không mùi vị.

tác dụng chữa bệnh bằng đá quý

Bột hoạt thạch

Trị thương hàn chảy máu mũi: Bột hoạt thạch trộn với cơm nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần náy 10 viên cho vào miệng nhai vụn, uống với nước ấm.

Trị bí tiểu ở phụ nữ mang thai: Lấy bột hoạt thạch trộn đều với nước, bôi lên vị trí cách dưới rốn 20cm.

Trị tiểu ra máu, lo âu, khát nước: 93g hoạt thạch (đã nung đốt), xạ hương, đinh hương, mỗi loại 3g. Tất cả các vị thuốc trên nghiền thành bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm.

Thạch anh trắng

Thạch anh trắng là một loại khoáng thể trong suốt có màu trắng hình lăng trụ 6 cạnh. Có thể khai thác tất cả các mùa trong năm. Sau khi khai thác, người ta chọn loại màu trắng trong suốt.

đá thạch anh

thạch anh pha lê

Chống suy nhược cơ thể, da khô, liệt dương, đau nhức mệt mỏi, giảm bực bội: Thạch anh trắng nấu sữa bò: dùng 250g thạch anh trắng nghiền nhỏ, gói kín bằng túi vải. Sau đó, cho vào hỗn hợp 3l sữa bò và 3l rượu, sắc đến khi còn 4l thì bỏ thạch anh trắng ra, cho hỗn hợp vào bình kín bảo quản. Trước khi ăn uống 3ml

Trị bệnh tiêu khát, tiểu dắt: Canh thạch anh, thịt lợn: Dùng 50g thạch anh trắng, gói kín bằng túi vải, cho vào 10l nước, sắc đến khi còn 4l thì cho 500g thịt lợn vào, đun cùng hành, ớt, muối, nấu chín thành canh.

Thạch anh tím

Thạch anh tím thực ra không phải là thạch anh mà chỉ một loại khoáng thạch canxi fluoride, tức fluorite, là tinh thể có dạng hình lập phương, 8 cạnh, 12 cạnh, thường gặp nhất là màu tím, màu xanh nhạt và màu tím than.

thạch anh tím

Trị chứng hoảng sợ, mệt mỏi, bổ hư, chống giật mình: Lấy 156g thạch anh tím, nghiền bằng hạt đậu, cho nước vào đãi qua 1 lượt. Sau đó đun cùng 10l nước đến khi còn 3l, uống dần, hoặc nấu với cháo ăn, khi cạn nước có thể đun tiếp.

Trị bệnh hen suyễn: Nung thạch anh tím và nhúng vào giấm 7 lần, sau đó nghiền nhỏ. Dùng phương pháp lọc bỏ tạp chất, mỗi sáng dùng 1,5g thạch anh tím trộn lẫn 10 hạt hoa tiêu, hầm thành canh uống.

Thạch chi ngũ sắc

Thạch chi ngũ sắc là một loại muối khoáng silicat do có chứa hàm lượng oxit sắt và oxit mangan dẫn đến có các màu trắng, xám, xanh, vàng, đỏ, nâu khác nhau. Do đó, được gọi là thạch chi ngũ sắc.

Trị khó tiêu, buồn nôn: Xích thạch chi loại 1 nghiền thành bột, hòa với mật ong nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10-20 viên với canh gừng trước khi ăn sáng. Đầu tiên lấy 1 hạt ba đậu nhân, không được làm vỡ, cho vào miệng nuốt xuống, sau đó lại uống thuốc.

Trị đau tim, thoái hóa lưng: Xích thạch chi, gừng khô, xuyên tiêu, mỗi loại 1,2g, phụ tử (sao khô) 0,6g, ô đầu (bào chế) 0,3g. Các loại thuốc trên nghiền thành bột, trộn với mật ong nặn thành viên bằng hạt ngô. Uống một viên trước, nếu hiệu quả không rõ rệt, có thể uống thêm.

Nguồn Đại Đức Thích Minh Nghiêm, sổ tay đá quý phong thủy

Daquyvietnam sưu tập,

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!