Vào ban đêm, ánh sáng xanh ức chế hoạt chất Melatonin, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học. Liên tục tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây nhiễu thị giác, biểu hiện mắt có tia đỏ, khô, mỏi mắt, nhìn mờ.
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh có hai nguồn chính: nguồn tự nhiên (từ ánh sáng mặt trời) và nguồn nhân tạo (từ các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện thoại v.v…).
Ánh sáng mặt trời (hình mô tả) bao gồm các ánh sáng có màu sắc khác nhau là màu đỏ, cam, vàng,xanh lá cây và xanh lam. Các ánh sáng có màu sắc này này kết hợp với nhau tạo ra “ánh sáng trắng” chính là ánh sáng mặt trời của chúng ta.
Ánh sáng mặt trời có bước sóng (đơn vị đo nm), chứa năng lượng, một phần nhìn thấy được (cầu vồng) và một phần không nhìn thấy được.
Các bước sóng càng cao thì năng lượng càng thấp và ngược lại, bước sóng càng thấp thì năng lượng càng cao. Vì vậy các tia UV (tia Cực Tím) có bước sóng thấp (100 – 380nm) rất nguy hiểm, năng lượng của chúng đốt cháy và gây ung thư da.

Ánh sáng xanh có mức năng lượng cao (380 – 500nm) chỉ sau tia UV, nhìn thấy được nên gọi là tia HEV (High Energy Visible light – ánh sáng năng lượng cao nhìn thấy).
Lợi ích của ánh sáng xanh tự nhiên
Có khi nào bạn tự hỏi vì sao bầu trời lại có màu xanh? Chính là do ánh sáng xanh đấy!
Ánh sáng xanh tự nhiên có rất nhiều lợi ích. Chúng cung cấp năng lượng, kích thích não bộ, giúp hấp thụ vitamin, tăng cường sự tỉnh táo, trí trớ, nhận thức và tâm trạng.
Về mặt sinh học, ánh sáng xanh phát tín hiệu giúp con người nhận thức giữa ngày và đêm, giúp chúng ta tỉnh táo khi trời sáng và buồn ngủ khi trời tối. Nhờ đó duy trì nhịp sinh học ổn định.
Trong Y khoa, ánh sáng xanh dùng trong điều trị bệnh SAD (rối loạn cảm xúc theo mùa) và rối loạn nhịp sinh học.
Tác hại của ánh sáng xanh nhân tạo
Ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện thoại v.v… Dù chỉ phát ra một lượng nhỏ nhưng do chúng ta thường xuyên tiếp xúc ở cự ly gần, nên lâu ngày chúng gây hại cho mắt, tinh thần và giấc ngủ.
*WHO khuyến cáo một người không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá 3h/ngày để bảo vệ mắt.
Chứng mỏi mắt kỹ thuật số: đây là căn bệnh phổ biến nhất do các thiết bị kỹ thuật số gây ra. Nguyên nhân thứ nhất là do chúng ta ít chớp mắt khi nhìn vào màn hình. Nguyên nhân thứ hai do ở cự ly gần, ánh sáng xanh có bước sóng ngắn và năng lượng cao gây nhiễu thị giác, giảm độ tương phản.
Các biểu hiện của chứng mỏi mắt kỹ thuật số là khô mắt, mắt có các tia đỏ, nhức mỏi mắt, nhìn mờ, khó tập trung, căng mắt, kích thích mắt (ngứa, chảy nước mắt). Lâu dần gây ra đau đầu, đau cổ vai gáy.
Rối loạn nhịp sinh học: là chứng bệnh do thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối.
Nhịp sinh học của chúng ta hoạt động như thế nào?
Cơ thể chúng ta nhận tín hiệu hoạt động và nghỉ ngơi một phần lớn nhờ mức độ ánh sáng xanh.
Ban ngày, ánh sáng xanh kích thích cảm biết trong mắt, từ đó gửi tín hiệu đến đồng hồ sinh học, giúp chúng ta tỉnh táo, phấn khởi để hoạt động. Trời tối ánh sáng xanh mất đi, giúp cơ thể sản sinh ra Melatonin – là hoạt chất tạo cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, giúp chúng ta ngủ ngon.
Nếu sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối, ánh sáng xanh từ màn hình khiến cơ thể tưởng nhầm đang là ban ngày, làm giảm khả năng nhận thức giữa ngày và đêm, gây rối loạn nhịp sinh học. Đồng thời ánh sáng xanh từ điện thoại khiến chất Melatonin bị ức chế, gây ra mất ngủ, hội chứng ức chế chuyển hoá, thèm ăn, về lâu dài gây ra bệnh trầm cảm, béo phì, uể oải và chán ăn ban ngày.
Thoái hoá điểm vàng: tuy chưa có bằng chứng cụ thể. Nhưng các nhà khoa học tin rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có khả năng lớn gây ra bệnh thoái hoá điểm vàng.
Lý do là ánh sáng xanh gây chết tế bào thị giác, đặc biệt tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE. (RPE là tế bào cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thị giác, hấp thụ ánh sáng dư thừa, đào thải chất độc ở võng mạc, RPE suy yếu là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá điểm vàng).
Phòng ngừa và bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh nhân tạo
Không gian làm việc nhiều ánh sáng tự nhiên: ánh sáng xanh tự nhiên rất tốt cho chúng ta, vì vậy hãy mở rộng cửa sổ, chọn nơi làm việc nhiều ánh sáng tự nhiên.
Không sử dụng các thiết bị điện tử quá 3h/ngày: theo khuyến cáo của WHO.
Quy tắc 20-20-20: mỗi 20 phút làm việc, nhìn xa 20 feet( 6m) trong 20 giây.
Sử dụng tính năng Dark Mode trên thiết bị điện tử: Dark Mode (Chế độ Tối) là tính năng thường được tích hợp sẵn trong điện thoại và máy tính, giúp giảm độ chói của màn hình khi phải làm việc trong bóng tối.
Tắt các thiết bị điện tử 2h trước khi ngủ: ánh sáng xanh gây ức chế melatonin, làm rối loạn nhịp sinh học, hãy tắt hết các thiết bị điện tử ít nhất 2h trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon.
Dùng kính chống ánh sáng xanh: sử dụng kính chống ánh sáng xanh Blue Control khi làm việc giúp ngăn ngừa các ảnh hưởng do ánh sáng xanh nhân tạo gây ra, đồng thời duy trì nhịp sinh học ổn định.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên thực hành lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ăn uống đủ vitamin và khoáng chất để có một đôi mắt khoẻ mạnh.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.