Mô tả
Phật bản mệnh Quán Âm Thiên Thủ
Trong các Hóa tướng của Quán Âm, Quán Âm Thiên Thủ là thường gặp nhất. Ở đất Hán và Tạng đều phổ biến lưu truyền pháp tu Quán Âm Thiên Thủ, Đại bi chú được dùng trong giờ tụng kinh sáng tối của các tín đồ Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền.
Trong Mật bộ, Quán Âm Thiên Thủ thuộc bản tôn Sự mật bộ. Trong Sự bộ, quán đỉnh bản tôn này thuộc đại lễ quán đỉnh, kéo dài hai ngày. Thông thường, người tiếp nhận quán đỉnh mỗi ngày đều phải tụng chú Lục tự đại minh của ngài 108 lần trở lên. Trong văn hóa Việt, Quán Âm Thiên Thủ là Phật bản mệnh của những người tuổi Tý và tuổi Hợi
Tương truyền, Quán Âm đã từng phát lời thề trước Phật A Di Đà độ tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi, nếu như phá vỡ lời thề thì thân này tan thành nghìn mảnh. Sau này, ngài độ hóa được chúng sinh trong đại kiếp, nhưng vẫn thấy vô số chúng sinh chịu sự đau khổ trong luân hồi, ứng lời thề mà thân vỡ thành 1000 mảnh. Lúc này thượng sư Phật A Di Đà gia trì cho tất cả mảnh vỡ thân thể của Quán Âm, trở thành Quán Âm Thiên Thủ và có thể dùng muôn cánh tay để cứu độ chúng sinh, thấm đẫm tình cảm xót thương chúng sinh sâu sắc.
Đá mắt hổ là đá gì?
Đá mắt hổ hay còn gọi là ngọc mắt hổ, tên khoa học là tiger’s eye (hay tiger eye) là đá chatoyant (chatoyant gemstone là từ dùng chỉ nhóm đá có hiệu ứng mắt mèo), thường là một loại đá biến chất có màu sắc từ vàng đến nâu đỏ, bề mặt đá có hiệu ứng “ánh lụa – silky lustre” vô cùng bắt mắt.
Đá mặt hổ là một biến thể thuộc nhóm đá thạch anh. Một dạng biến thể gần giống với loại đá này là đá mắt chim ưng xanh (tên khoa học là Hawk’s eye), ở Việt Nam Hawk’s eye thường được gọi là đá mắt hổ xanh.
Đá mắt hổ có thành phần hóa học là SiO2, độ cứng là 7/10 (theo thang độ cứng Mohs), có ánh thủy tinh bắt mắt.
Ý nghĩa và công dụng
Đá mắt hổ là viên đá hộ thân tuyệt vời. Trong thạch trị liệu học, chúng được cho là mang đến cảm xúc vững vàng, tâm lý ổn định cho con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng lượng của chúng tác động đến hệ thống thần kinh, làm cho con người tăng cảm giác tự tin, sẵn sàng trong hoạt động nhằm đạt được mục đích cá nhân, tăng tính thực tế, giúp đầu óc minh mẫn hơn trong việc quyết định các vấn đề.
Trong văn hóa phương Đông, đá mắt hổ được cho là mang đến may mắn, thịnh vượng, tượng trưng cho tiền tài trong phong thủy.
Trong văn hóa Ấn Độ và một số vùng dân tộc Nam Á, đá mắt hổ còn có nghĩa là “sự bảo vệ”. Người dân ở đây thường mang theo trong các chuyến công tác, du lịch để cầu bình an. Các thủy thủ, người làm nghề đánh cá, khai thác biển thường mang theo đá này để tăng sự tập trung tầm nhìn.
Trong thiền học, các thiền sư thường sử dụng đá mắt hổ để hấp thu năng lượng, khai mở luân xa thứ 3.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.