Những người am hiểu về đá quý nói chung và đá mặt trăng nói riêng, khi lựa chọn mua một món trang sức làm từ đá mặt trăng, họ sẽ lưu ý những điểm quan trọng sau đây: màu sắc, độ trong suốt, kiểu cắt và kích cỡ.

Đá mặt trăng thường ở dạng đục hoặc trong mờ với màu trắng hoặc bán trong suốt, dưới ánh sáng sẽ có hiệu ứng quang học ánh trăng adularescence màu xanh, ánh bạc hoặc ánh trắng. Màu sắc phần thân viên đá khá đa dạng, chúng có thể là màu xanh, vàng đến nâu hoặc xám đến xám đen. Với hiệu ứng quang học adularescence, một vài viên đá mặt trăng có màu sắc óng ánh, hay còn gọi là hiệu ứng mắt mèo. Một vài viên cũng có hiệu ứng ánh sao giống như ruby.

Tài trợ nội dung

Màu sắc

Hàng nghìn năm qua, sự phát triển của ngành công nghiệp trang sức đá quý đã thay đổi rất nhiều, nhưng tiêu chuẩn để đánh giá một viên đá quý đẹp thì có lẽ không thay đổi nhiều. Với những người lần đầu tiên mua đá mặt trăng, thật khó để tìm ra những tiêu chí lựa chọn đúng đắn. Thị trường đá quý thế giới đã đưa ra những tiêu chuẩn về một viên đá mặt trăng đẹp, đó là: không màu, bán trong suốt hoặc gần trong suốt, không có tạp chất hoặc các tạp chất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường, hiệu ứng quang học ánh trăng (adularescence) có màu xanh (giới buôn bán gọi là blue sheen). Nói chung, một viên đá mặt trăng đẹp nhất khi nhìn vào bằng mắt thường sẽ thấy sự tinh khiết, bóng loáng với những ánh lấp lánh màu xanh.

đá mặt trăng

Một viên đá mặt trăng đẹp phải có độ tinh khiết, hiệu ứng ánh sao xanh rõ ràng.

Màu sắc phần thân đá phải ở dạng gần như không màu, tránh những màu vàng, nâu hoặc màu xanh. Hiệu ứng quang học ánh trăng màu xanh phải rõ ràng. Ánh sáng màu xanh xuất hiện ở phần đỉnh của viên đá được cắt dưới dạng hình cabochon, khi thay đổi góc nhìn hoặc dịch chuyển viên đá, vẫn có thể dễ dàng quan sát ánh xanh bằng mắt thường. Nếu một viên đá mà hiệu ứng ánh trăng bị biến mất khi thay đổi góc nhìn, giá trị của viên đá này bị giảm đi rất nhiều.

đá mặt trăng

Đá mặt trăng có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, nâu, xanh. Loại chất lượng phải ở dạng không màu.

Năm 1997, một công ty khai thác đá quý ở miền nam Ấn Độ đã phát hiện ra một loại đá mặt trăng có thân màu xanh lá cây, ngay sau đó loại đá này đã được tung ra thị trường với giá rất cao, dân buôn đá chuyên nghiệp gọi là “xanh parrot”, loại đá này ngoài hiệu ứng ánh trăng còn có thêm hiệu ứng đổi màu (pleochroism). Ngoài ra, trên thị trường cũng có các biến thể đá mặt trăng màu da cam hoặc màu vàng, gọi là mặt trăng đào (peach moonstone). Tuy nhiên, các biến thể đá mặt trăng này thường không được ưa chuộng như loại đá mặt trăng không màu.

Độ trong suốt

Một viên đá mặt trăng đẹp phải gần như trong suốt và không bị dính những tạp chất, hoặc những tạp chất này không thể nhìn thấy bằng mắt thường và không gây ảnh hưởng đến hiệu ứng quang học ánh trăng trên bề mặt viên đá.

Khi lựa chọn mua đá mặt trăng, nên quan sát kỹ phần thân viên đá, tránh những tạp chất giống như vết vỡ nhỏ (giới buôn chuyên nghiệp gọi là con rết-centipedes).

đá mặt trăng

Cần tránh những tạp chất nhỏ màu trắng hình con rết

Kiểu cắt

Tùy vào chất lượng của đá, đá mặt trăng có thể được dùng làm vòng hạt đeo cổ, vòng đeo tay, bông tai hay mặt nhẫn…Tuy nhiên, kiểu cắt phổ biến nhất đối với các mặt hàng cao cấp vẫn là kiểu cắt cabochon, với kiểu cắt này, đá mặt trăng có thể phô diễn được vẻ đẹp tự nhiên qua hiệu ứng quang học ánh trăng.

Kích cỡ và trọng lượng

Đá mặt trăng có thể được tìm thấy ở những kích cỡ và trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, những viên đá lớn đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng thường rất hiếm trên thị trường.

Tổng hợp và xử lý, đá giả, đá nhân tạo

Đá mặt trăng chưa được con người tổng hợp và xử lý. Các loại đá giả, đá nhân tạo thường dễ nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên để an tâm, chúng ta nên lựa chọn các nhà cung cấp uy tín.

Daquyvietnam,

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!