Sau nghị hôn, đôi nam nữ phải thông qua yêu đương tìm hiểu một thời gian, tình cảm càng thêm sâu đậm, quyết định cuối cùng là hoàn toàn muốn kết hợp với nhau. Lúc này, thông thường đều làm lễ đính hôn (cũng gọi là lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi).

Chức năng của đính hôn là dùng phương thức lễ tục để xác định lại rõ ràng mối quan hệ giữa hai bên, được sự thừa nhận và ủng hộ của xã hội. Nam nữ hễ đã đính hôn, thì hai bên đối với mối quan hệ này phải có trách nhiệm đạo đức, gánh vác nhất định, chấm dứt hôn ước không phải là việc tùy tiện. Nếu phát sinh thay đổi, cần phải thông qua sự hiệp thương của hai bên và hòa giải của người ngoài. Hiệp thương hòa giải không thành thì phải hủy bỏ hôn ước, thông thường phải tuyên bố công khai, hoặc đăng thông báo nói rõ. Nếu không sẽ bị xem là một hành vi không đạo đức.

Tài trợ nội dung

Ở thành thị, thói quen mua bán hôn nhân như hôn nhân truyền thống thời xưa đã mất, quan niệm nam nữ bình đẳng đã trở nên phổ biến. Vì thế việc đính hôn ở thành thị đã không cần sính lễ gì nữa. Thường thấy nhất là tổ chức một buổi tiệc. Quy mô của buổi tiệc có thể lớn hoặc nhỏ, đối với người tham gia, ít nhất có thể là hai bên đại gia đình, nhiều hơn một chút là bạn bè thân hữu.

Yến tiệc kiểu này thông thường được tổ chức ở nhà hàng, mục đích của buổi tiệc không ngoài việc cha mẹ hai bên muốn thông báo thông tin đính hôn của con cái họ. Có không ít người tổ chức lễ đính hôn theo phương Tây, vô cùng đơn giản, đến giờ tốt nhà trai tặng cho nhà gái sính lễ truyền thống đơn giản, một chiếc nhẫn đính hôn vừa để làm kỷ niệm vừa để chúc mừng. Có người làm nhẫn bằng đá quý, và dựa vào tháng sinh của cô gái để chọn lựa:

Tháng 1: đá garnet ngọc hồng lựu

Tháng 2: đá thạch anh tím

Tháng 3: đá Aquamarine

Tháng 4: Kim cương

Tháng 5: Emerald ngọc lục bảo

Tháng 6: Ngọc trai

Tháng 7: đá Ruby

Tháng 8: đá Peridot

Tháng 9: đá Sapphire

Tháng 10: đá Tourmaline hoặc đá Opal

Tháng 11: đá thạch anh vàng hoặc Topaz

Tháng 12: đá Tanzanite hoặc ngọc lam Turquoise

Cùng với điều kiện sống ngày càng nâng cao, nhẫn kim cương cũng ngày càng được nhiều người lựa chọn. Nhẫn đính hôn do người nam đích thân đeo vào ngón áp út bên tay trái của người nữ, tượng trưng cho tình cảm không thể phá vỡ và nghĩa vụ trách nhiệm giữa hai người.

Bắt đầu từ ngày đính hôn, cách xưng hô đối với cha mẹ đối phương cũng thay đổi. Bất kể lúc trước xưng hô như thế nào, bây giờ đều gọi là cha, mẹ.

Ở nông thôn, tổ chức một buổi tiệc nhỏ thông báo cho họ hàng bạn bè là hình thức đính hôn thường thấy. Cha mẹ anh chị em của nhà gái qua nhà trai thăm viếng, sau đó nếu hai bên không có ý kiến gì thì nhà trai sẽ làm lễ đính hôn, mời cha mẹ anh chị em và họ hàng của nhà gái đến dự.

Tặng lễ vật ở nông thôn là nội dung quan trọng của lễ đính hôn. Phong tục tặng lễ vật bắt nguồn từ hôn nhân truyền thống, nhà trai lấy phương thức “đặt lễ hỏi” để xác định mối quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ.

Ở nông thôn ngày nay có một số thanh niên nam nữ không theo phong tục, không tổ chức lễ đính hôn, mà quen nhau một thời gian thì tới cơ quan địa phương làm giấy đăng ký kết hôn, có được giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp, sau đó mới tổ chức lễ cưới.  Còn những người từ vùng đất này đến vùng đất khác làm thuê, có người không làm lễ đính hôn cũng không tổ chức lễ cưới, mà sau khi sinh con mới quay trở về quê nhà, làm chung một buổi tiệc cưới và tiệc chào đời của đứa con, gọi là tiệc “song hỉ” (tục xưng là lưỡng hỉ nhất tuế).

Trong tuyệt đại đa số gia đình, nếu nam nữ hai bên đã đính hôn thì chuẩn bị tổ chức lễ cưới.

Theo Phong tục nghi lễ văn hóa xưa & nay – Vương Tú Trung.

Daquyvietnam,.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!