Theo tập tục truyền thống văn hóa Việt Nam, những ngày Tết, người trong gia đình phải làm lễ cúng tổ tiên và cúng các chư vị thần linh trong nhà. Quan niệm người Việt cho rằng trong gia đình ngoài người nhà thì còn các các đấng vô hình bảo trợ, che chở khỏi tà ma ác quỷ, vì vậy đến ngày Tết đầu năm phải nhớ đến các vị, làm lễ cúng bái là điều không thể thiếu.
Gia đình phải chuẩn bị đồ cúng và đọc văn khấn.
Toàn văn bài khấn thần linh trong nhà ngày mồng một Tết như sau:
…
Con Nam Mô A Di Đà Phật,
Con Nam Mô A Di Đà Phật,
Con Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính lạy:
Đức-Đương-Lai hạ sinh Di-Lặc-Tôn-Phật,
Phật-Trời, Hoàng-Thiên-Hậu-Thổ,
Chư Vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết , chốn chốn tường trình.
Tín chủ con tên là …..Tuổi ….. Ngụ tại …..
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn Đức càn thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng , đội đức Tôn Thần Bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, cứu khổ trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám,
Phục duy cẩn cáo!
Nguồn: Văn Hóa Cổ Việt Nam – NXB Thanh Hóa,
DaquyVietnam,
Tham khảo: Văn khấn nôm
Ghi rõ nguồn https://daquyvietnam.info khi copy hoặc trích dẫn bài viết.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.