Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc anh em trải dài từ Bắc chí Nam, có một nền văn hóa đa dạng và phong phú, trong đó có văn hóa dân gian cổ truyền của dân tộc, một loại hình văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc mà chúng tôi muốn viết dưới góc nhìn của khoa học và văn hóa tín ngưỡng. Đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, một di sản văn hóa thuần việt thông qua việc lên đồng, nó đã gắn kết như hình với bóng thể hiện lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn phù hợp với đạo lý của người Việt Nam. Nhớ ơn các bậc tiền nhân có công bảo vệ và xây dựng đất nước đã được nhân dân ta tôn thờ và lập các đền to phủ lớn. Tín ngưỡng đặc biệt này đã rất thu hút sự say mê nghiên cứu của các nhà khoa học – văn hóa trong và ngoài nước
Chúng tôi đã tìm về thị trấn Như Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên, hỏi về đền tiên Hương thờ quan Hoàng Mười, phóng viên có dịp gặp gỡ và trao đổi với Đồng đền Tiên Hương là đồng thầy Nguyễn Văn Được. Người đã có hơn 30 năm cống hiến, bảo tồn, gìn giữ và phát triển giá trị của văn hóa tín ngưỡng này. Từ đó giúp cho mọi người có cái nhìn đúng đắn và khách quan về loại hình văn hóa này gắn liền vào tâm thức tâm linh của người Việt tránh những hình thức lợi dụng, biến tướng, tuyên truyền mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến tín ngưỡng và những đồng đền, thanh đồng,…đang bỏ công sức và tâm nguyện dốc lòng gìn giữ cho thế hệ mai sau.
Đồng thầy Nguyễn Văn Được – Thủ nhang Đền Tiên Hương
Thầy Được cho biết: Nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu thì ở Việt Nam có nhiều tiền nhân – thánh nhân được nhân dân ta suy tôn là Mẫu, ví dụ như Mẫu Âu Cơ, Mẫu Ỷ Lan,Quốc Mẫu Tây Thiên …..nhưng bài viết này chúng tôi đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ cuả người Việt thì không thể không nói tới Thần chủ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu được thờ chính ở Phủ Dày (Nam Định). Mẫu là thần chủ trong tín ngưỡng này, được nhân dân ta suy tôn là Mẫu nghi thiên hạ – Chúa tể Việt Nam là Mã Hoàng Bồ Tát, các triều đại sắc phong là Hòa Diệu Đại Vương,…Tín ngưỡng này đã quy tụ biết bao các anh hùng dân tộc. Sinh vi tướng thác vi thần – khi còn sống thì hộ quốc an dân – khi thác đi thì hiển linh khuông phù cho dân cường nước thịnh chúng nhân lợi lạc tín ngưỡng này đã gắn liền với tục lên đồng thông qua các buổi hầu Thánh. Mục đích của buổi lên đồng là diễn lại các sự tích của từng vị thánh của các ông đồng, bà đồng – thanh đồng và đã được những tiếng hát chầu văn ca ngợi công lao, sự tích của từng vị thánh. Sống thì hộ quốc an dân, thác đi thì khuông phù cho bách gia trăm họ được bản mệnh bình an, thân cung khang cường, làm ăn thuận lợi, vạn sự hanh thông, nguyện cầu cho dân cường nước thịnh, chúng nhân lợi lạc, quốc thái dân an, thế giới hòa bình, khuyên dạy con người tu nhân tích đức, luôn luôn làm việc thiện ích quốc lợi dân
Theo tín ngưỡng này, trước khi để trở thành một thanh đồng thì họ phải là người biết mình có căn có số (có thể là do báo mộng, hoặc trải qua năm tháng khó khăn vật chất, tinh thần, thậm chí có người đau ốm, điên dại nhưng đi chữa chạy bệnh tật không khỏi), họ phải tìm đến tín ngưỡng này để làm chỗ dựa về tinh thần. Thông qua sự nâng đỡ của các vị thánh, với niềm tin này, họ đã phải tìm đến một đồng thầy nào đó để mở phủ trình đồng, nhất tâm nhận đồng thầy đó làm thầy của mình và cũng từ đây nguyện trên theo thánh dưới theo đồng, vì niềm tin tín ngưỡng tâm linh mà họ đã trở thành một thanh đồng, với niềm tin đó mà họ đã vượt qua những trở ngại khó khăn trong cuộc sống để hòa nhập với cộng đồng. Họ yêu đời và lạc quan đã giúp đỡ họ về tinh thần để vượt qua cả ốm đau bệnh tật – mang lại cho họ niềm an vui.đó là giá trị tinh thần vô cùng to lớn của tín ngưỡng này
Vì là tâm linh cùng niềm tin đó nên xã hội đã có số ít những người đồng thầy không đủ trình độ và sự hiểu biết về tín ngưỡng này đã dẫn các con nhang đệ tử đi lầm đường lạc lối, để trục lợi lên niền tin của người khác làm anh hưởng đến tín ngưỡng cũng như những ông đồng bà đồng khác.
Theo thầy Được cho biết: các buổi hầu đồng được diễn ra ở các đền – phủ – điện thờ thánh tứ phủ, được sắp đặt theo quy luật của tín ngưỡng này cũng như trong buổi hầu đồng. Trên cao là Thánh Mẫu rồi đến ngũ vị tôn Quan – Tứ phủ Chầu Bà – Tứ phủ Quan Hoàng – Tứ phủ Thánh Cô – Tứ phủ Thánh Cậu . Lần lượt các vị thánh sẽ hiển hiện giáng vào các ông bà đồng diễn lại các sự tích của từng vị thánh thông qua lời hát văn ngọt ngào, uyển chuyển cac ngợi công lao của vị thánh đó, dưới bàn tay khéo léo của 4 người hầu dâng cận thánh làm cho y phục của từng vị thánh thật đẹp và lung linh huyền ảo qua ánh đèn lung linh, ngọn đuốc bập bùng làm cho buổi lễ uy nghi và trang nghiêm – rộn ràng lời ca cùng tiếng vỗ tay của con nhang đệ tử làm cho buổi lễ thật hưng phấn về tinh thần. Mọi người khi trở về thật thoải mái sau những ngày lao động mệt nhọc, tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng.
Để phát huy và bảo tồn được giá trị văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa Việt thì những đồng thầy phải có cái tâm trong sáng, đủ đức đủ tài và am hiểu kỹ càng để truyền dạy cho thế hệ sau tránh lệch lạc, biến tướng gây ảnh hưởng chung. Điều mà không thể phủ nhận đó là việc lên đồng không thể thiếu trong tín ngưỡng tâm linh thuộc về dân tộc Việt Nam mà chan hòa trong đó có các giá trị văn hóa, đạo đức, tinh thần dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, noi gương các bậc Thánh Nhân
Thầy Được rất vui mừng là tín ngưỡng này được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền. Đặc biệt là người dân Việt Nam cũng như các nước và cộng đồng quốc tế. Bằng chứng cho thấy là tín ngưỡng này đã trở thành di sản quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhân. Cá nhân thầy được nhà nước tôn vinh và công nhận là Nghệ Nhân Ưu Tú Đây là sự đánh giá to lớn cho tín ngưỡng này, là niềm động viên khích lệ cho những người đang hoạt động gìn giữ niềm vui cho người dân Việt Nam nói chung, cũng là dịp chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè trên toàn thế giới. Đã đến lúc chúng ta cùng chung tay góp sức, gạn đục khơi trong để tín ngưỡng này mã mãi xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt.
Đồng thời, thầy còn nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nhất định không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng mà làm trái pháp luật, tuyên truyền sai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, trái với luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.”đạo pháp – tín ngưỡng đồng hành cùng dân tộc – nguyện cầu cho Quốc thái dân an – Thế Giới hoà bình – phong điều vũ thuận – chúng nhân cát khánh
Thay lời kết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn đồng thầy Nguyễn Văn Được đã dành thời gian tiếp đoàn và luôn tâm huyết để cống hiến hết mình vì sự nghiệp gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc. Chúc thầy luôn mạnh khỏe, luôn kiến đức hành thiện, phát huy và đóng góp hơn nữa để xứng đáng những ghi nhận công lao to lớn của nhà nước thông qua những giải thưởng,bằng khen ….và đặc biệt hơn, thầy là một trong những người được nhà nước công nhận nghệ nhân Ưu Tú đã có công trong việc bảo tồn và phát huy di sản quốc gia và thế giới.
PV. Diệp Hạ
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.