Ý nghĩa tên Dân, đặt tên con là Dân

Dân

Đặt tên con là Dân, đặt tên doanh nghiệp là Dân. DaquyVietnam xin giới thiệu tới các bạn một số tên hay là Dân và ý nghĩa của tên gọi như An Dân – Bình Dân – Hồng Dân – Lương Dân – Quốc Dân – Quý Dân – Sĩ Dân – Sinh Dân – Tân Dân – Thanh Dân – Trọng Dân

An Dân

Làm dân yên lòng vui sống. Thời đại nào người cầm quyền biết chăm lo đời sống của dân, thực hiện các chính sách đem lại lợi ích cho người dân, giúp người dân ổn định cuộc sống và yên tâm làm ăn, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ, đấy là thời đại sáng sủa và thịnh vượng. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu:

Tài trợ nội dung

Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân

Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo

Dịch nghĩa: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Bình Dân

Dân thường. Chỉ đại bộ phận nhân dân trong xã hội, không thuộc tầng lớp thượng lưu. Họ gồm nhiều thành phẩn giai cấp, có mặt trong mọi cơ cấu lao động xã hội và làm ra hầu hết của cải, vật chất trong xã hội. Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn quốc do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động sau khi nước nhà giành được độc lập.

Hồng Dân

Dân lớn. Chỉ quan niệm đề cao vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong tiến trình lịch sử dân tộc. Triết lý trọng dân, quý dân là một bộ phận quan trọng của hệ tư tưởng Nho giáo, được tầng lớp trí thức phong kiến Việt Nam nhận thức đầy đủ và phát huy rực rỡ với đỉnh cao hội tụ trong tinh thần nhân văn của Nguyễn Trãi. Hồng Dân là một huyện thuộc tỉnh Bạc Liêu, vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ, Việt Nam.

Trong bài thơ Quá hải Nguyễn Trãi đã lột tả tài tình sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân qua câu thơ bất hủ “Phúc chu thủy tín dân do thủy” dịch thơ: Lật thuyền mới biết dân như nước”. Trong Chiếu về việc làm bài “Hậu tự huấn” để răn bảo thái tử (viết thay vua), ông còn chỉ rõ “Vả lại, mến người có nhân là dân mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân, giúp người có đức là trời mà khó tin và không thường cũng là trời”

Lương Dân

Người dân lương thiện. Nghĩa gần gũi với Thanh Dân. Là những người dân sống và làm việc lương thiện, dùng bàn tay và khối óc của mình để kiếm sống cho bản thân và gia đình đồng thời cũng đóng góp công sức vào việc làm ra của cải vật chất cho xã hội, không tham gia việc làm bất lương, không tham vọng đồng tiền bất chính.

Quốc Dân

Dân trong nước. Người Việt thường dùng chữ “đồng bào” (theo truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân) để chỉ người dân trong nước, mang ý nghĩa tinh thần về sự gắn bó, chung cội nguồn. Ca dao có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gượng. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trong bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng của Tố Hữu Có đoạn “Hỡi quốc dân, hỡi đồng bào! Có gươm, Có súng, có dao hãy dùng. Quyết kháng chiến đến cùng cứu nước! Toàn dân trong phía trước, tiến lên!” Ghi chú: Đoạn thơ mượn ý từ câu văn trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).

Quý Dân

Yêu mến dân. Có ý nghĩa tương tự như Trọng Dân (theo lý tính) nhưng còn biết thương dân (theo cảm tính). Được bắt nguồn từ tư tưởng lấy dân làm gốc trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam, quý trọng dân là gần dân, nghe dân, tôn trọng ý kiến của dân, biết lo cho dân và hết lòng phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Sức dân có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền, biết lấy dân làm gốc là giữ được cái nền móng vững bền của quốc gia – dân tộc. Trong Chiếu về việc làm bài Hậu tự huấn do Nguyễn Trãi viết thay vua để răn bảo thái tử, có đoạn “Hòa thuận tông thân, nhớ giữ một lòng hữu ái. Thương yêu dân chúng nghĩ làm những việc khoan nhân”.

Sĩ Dân

Người dân có học, có kiến thức. Chỉ bộ phận người dân trong xã hội được học hành tử tế, có kiến thức sâu rộng, Có luân lý đạo đức, biết tự trọng bản thân, biết tôn trọng | luật pháp và các quy tắc ứng xử trong xã hội. Nói khái quát hơn đó là tầng lớp trí thức trong xã hội, một trong bốn hạng người (sĩ, nông, công, thương) thời chế độ quân chủ.

Sinh Dân

Người dân sinh sống. Chỉ quần chúng nhân dân chung sống trên một lãnh thổ, có chung cội nguồn lịch sử – văn hóa, cùng thụ hưởng nền tảng và cấu trúc kinh tế – chính trị chung, chịu sự quản lý của một cơ cấu chính quyền duy nhất, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau đối với cộng đồng – xã hội. Cũng có thể hiểu Sinh Dân theo nghĩa Nhân dân trong nước.

Tân Dân

Người dân mới, hiện đại. Chỉ những người thuộc thế hệ mới sống trong thời đại mới, được thụ hưởng thành quả văn minh hiện đại trong mọi lĩnh vực của đời sống (văn hóa, giáo dục, y tế, kỹ thuật, công nghệ, tiện nghi sinh hoạt..), có tư tưởng tiến bộ, có nếp sống văn minh. Trong tác phẩm Sãi vãi của Nguyễn Cư Trinh có câu “Lấy nhân mà tự tánh, lấy đức mà tu thân. Tu minh đức để mà tân dân, tụ tề gia để mà trị quốc”.

Thanh Dân

Người dân trong sạch, còn gọi là dân lành, Nghĩa gần gũi với Lương Dân. Là bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân kiếm sống bằng nguồn thu chính đáng từ bàn tay và khối óc của mình, không tham gia việc làm bất lượng, không tơ hào đồng tiền bất chính, không tham vọng quyền cao chức trọng.

Trọng Dân

Quý trọng người dân. Được bắt nguồn từ tư tưởng lấy dân làm gốc trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam, quý trọng dân là gần dân, nghe dân, tôn trọng ý kiến của dân, biết lo cho dân và hết lòng phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Sức dân có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền, biết lấy dân làm gốc là giữ được cái nền móng vững bền của quốc gia – dân tộc. Trong Chiếu cấm các đại thần, tổng quản cùng các quan ở viện, sảnh cục tham lam, lười biếng do Nguyễn Trãi soạn thay vua có viết “Coi công việc của nước nhà như công việc của an mình, lấy điều lo cho dân chúng làm điều lo bản thân”.

DaquyVietnam,

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!