Đại Nhật Như Lai: khai thị tính Phật và trí tuệ của chúng ta

Đại Nhật Như Lai là vị chủ tôn căn bản nhất, đồng thời là giáo lý trọng tâm của Mật tông. Đó là vị Phật được Mật tông Phật cách hóa thực tướng trong vũ trụ, cũng là tất cả bản nguyên, quả vị của chư Phật, Bồ Tát.

Phật danh: Đại Nhật Như Lai.

Tài trợ nội dung

Mật hiệu: Biến Chiếu Kim Cương.

Công đức trí tuệ: Ánh sáng trí tuệ của ngài phổ chiếu khắp mọi nơi, có thể khai thị tính Phật vốn có của chúng sinh, biến phiền não thành trí tuệ, chứng ngộ đầy đủ trí tuệ an lạc cuối cùng của chư Phật.

đại nhật như lai

Mặt dây chuyền Đại Nhật Như Lai chế tác tinh xảo bằng pha lê Moldavite

Tham khảo: Đại Nhật Như Lai, Phật bản mệnh người tuổi Mùi, tuổi Thân/  mặt dây chuyền Phật bản mệnh Đại Nhật Như Lai

1. Phật hiệu – ý nghĩa tên gọi Đại Nhật Như Lai

Đại Nhật Như Lai tên chữ Phạn là Mahavairocana, dịch âm là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng, Biến Chiếu Vương Như Lai, Quang Minh Biến Chiếu, Đại Nhật Biến Chiếu, Biến Nhất Thiết Xứ, Biến Chiếu Tôn… Trong đó, “Ma Ha” nghĩa là “Đại”, “Tỳ Lô Giá Na” là “Nhật”, do đó được dịch là Đại Nhật Như Lai. Ngoài ra, “Tỳ Lô Giá Na” có nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu, vì vậy còn được gọi là Biến Chiếu Như Lai.

Theo ghi chép trong Đại Nhật kinh sớ quyển 1, Đại Nhật Như Lai được so sánh với mặt trời của thế gian:

Một là, mặt trời chỉ có thể chiếu rọi mọi nơi bên ngoài không thể chiếu vào bên trong, chỉ có thể chiếu sáng ban ngày không thể chiếu được trong đêm tối. Nhưng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai có thể phổ chiếu tất cả mọi nơi, chiếu sáng bao la, không phân biệt trong ngoài, ngày đêm. Lấy “Nhật” (mặt trời) để ví von, chỉ có một vài điểm tương tự, do đó thêm “Đại” phía trước, gọi là Đại Nhật Như Lai.

Hai là, mang ý nghĩa hoàn thành tất cả mọi việc. Ánh sáng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai phổ chiếu pháp giới, bình đẳng khai thị thiện căn của vô lượng chúng sinh, thậm chí thành tựu các loại sự nghiệp thù thắng của thế gian và xuất thế gian.

Ba là, nghĩa là ánh sáng vô sinh vô diệt. Mặt trời trong tâm của chúng sinh cho dù bị vô minh che lấp cũng không bị tiêu diệt; dù là ở trong viên minh Tam muội của thực tướng cuối cùng, cũng sẽ được gia tăng.

2. Chủ tôn cơ bản nhất của Mật tông

Đại Nhật Như Lai là vị chủ tôn căn bản nhất, đồng thời là giáo lý trọng tâm của Mật tông. Đó là vị Phật được Mật tông Phật cách hóa thực tướng trong vũ trụ, cũng là tất cả bản nguyên, quả vị của chư Phật, Bồ Tát. Ánh sáng trí tuệ Như Lai biến chiếu khắp nơi, có thể khiến cho pháp giới vô biên chiếu sáng quang minh, khai thị tính Phật vốn có của chúng sinh, hoàn thành sự nghiệp thế gian và xuất thế gian.

3. Đại Nhật Như Lai trong kim cương giới

Đại Nhật Như Lai Kim cương giới có Mật hiệu là Biến Chiếu Kim Cương, Vô Chướng Kim Cương, tượng trưng cho sự phá trừ phiền não của chúng sinh, biểu thị sự kiên cố, vững chãi không thể phá vỡ, đại diện cho thế giới của trí tuệ Như Lai.

Hình tướng: ngài có sắc thân màu trắng, thị hiện hình tướng Bồ Tát, tóc rủ xuống, đầu đội mũ Ngũ trí, trên người đeo các loại trang sức như vòng tay, chuỗi ngọc; ngồi xếp bằng trên bảo tòa do 7 con sư tử khiêng.

Thủ ấn: hai tay kết ấn Trí quyền, ngón trỏ tay trái dựng đứng, dùng tay phải nắm lấy ngón trỏ trái.

Thân, khẩu, ý của Đại Nhật Như Lai ở khắp mọi nơi trong hư không, diễn thuyết giáo lý sâu sắc của Tam mật và Mật tông. Trong Đại Nhật kinh sớ quyển 1 viết: Đại Nhật Như Lai có thể phân thành hai: Pháp thân bản địa và thân thụ dùng gia trì. Pháp thân bản địa chỉ quả vị cao nhất tự chứng được của Như Lai; thân thụ dụng gia trì chỉ giáo chủ thuyết pháp, 2 thân này không có sự khác biệt. Đại Nhật Như Lai dùng mật ấn bình đẳng của Thân, chân ngôn bình đẳng của Ngữ, diệu quán bình đẳng của tâm để bí mật gia trì làm pháp nhập môn, do đó thân thụ dụng gia trì tức chỉ Tỳ Lô Giá Na phổ chiếu tất cả thân.

4. Chủ tôn của 2 bộ Kim cương và Thai tạng

Đại Nhật Như Lai là chủ tôn 2 bộ Mạn đà la Kim cương giới và Thai tạng giới, nhưng hình tướng và tư thế của Đại Nhật Như Lai trong hai bộ này có chút khác nhau.

Đại Nhật Như Lai của Kim cương giới có Mật hiệu là Biến Chiếu Kim Cương, Vô Chướng Kim Cương, tượng trưng cho sự phá vỡ phiền não của chúng sinh, biểu thị sự kiên cố, vững chãi không thể phá vỡ, đại diện cho thế giới trí tuệ Như Lai. Hình tướng của ngài là sắc thân màu trắng, thị hiện hình tướng Bồ Tát, tóc rủ xuống, đầu đội mũ Ngũ trí; 2 tay kết ấn Trí quyền, tức ngón trỏ tay trái dựng đứng dùng tay phải nắm lấy ngón trỏ trái, trên người đeo các loại trang sức như vòng tay, chuỗi ngọc; ngồi xếp bằng trên bảo tòa do 7 con sư tử khiêng. Chủng tử tự của ngài trong Kim cương giới là “Vam”, hình tam muội da là tháp ấn.

Đại Nhật Như Lai trong Thai tạng giới có Mật hiệu là Biến Chiếu Kim Cương, là thân pháp lý ở trung tâm viện Trung đài bát diệp, cũng thị hiện hình tướng Bồ Tát, chỉ khác là đầu búi tóc, đội mũ Ngũ Phật; sắc thân màu vàng kim, mặc y phục lộng lẫy; kết ấn pháp giới định, tức tay trái ở dưới, tay phải ở trên, 2 cầu ngón tay cái tiếp xúc nhau; ngồi trên hoa sen 8 cánh. Chủng tử tự của ngài là chữ “A”, hình Tam muội da là tháp ấn hoặc ấn Như Lai đỉnh.

5. Đại Nhật Như Lai 4 mặt và những hình tướng khác

Trên phương diện hình tướng, Đại Nhật Như Lai còn có tạo hình 4 mặt. Vì ngài là chủ tôn ở vị trí trung tâm của Phật Ngũ phương, là thân biến pháp giới. Vì vậy, có thể đồng thời tuyên thuyết 4 ấn trí cho 4 vị Phật ở 4 phương, do đó có hình tướng 4 mặt. Trong Kim cương kinh – Kinh nghĩa quyết viết: “Tỳ Lô Giá Na 4 mặt, chủng tử tự “Vam” luân chuyển trong Pháp thân Như Lai, 4 mặt viên mãn, hướng về 4 phía làm thành hướng Tam muội da”. Trong Phật giáo Tạng truyền, thường gặp hình tướng Đại Nhật Như Lai 4 mặt, còn được gọi là Nhất Thiết Trí Đại Nhật Như Lai.

Ngoài ra, trong Đại Nhật kinh viết: Đại Nhật Như Lai còn hóa hiện thành Bồ Tát Chấp Kim Cương, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Liên Hoa Thủ, tuyên thuyết chân ngôn diệu pháp ở thế giới thập phương, phổ độ tất cả chúng sinh. Bồ Tát Chấp Kim Cương đại diện cho điều phục; Bồ Tát Phổ Hiền đại diện cho Tức diệt; Bồ Tát Liên Hoa Thủ đại diện cho Tăng ích. Năng lực quảng đại của 3 vị Bồ Tát này đại diện cho công đức vô lượng kỳ diệu của Đại Nhật Như Lai.

DaquyVietnam,

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!