Âm dương còn gọi là phép tắc, tính chất và sự biến đổi của sự vật hiện tượng. Trong xã hội và thế giới tự nhiên, tất cả mọi sự vật đều ẩn chứa âm dương. Từ hiện tượng tự nhiên có thể thấy, trời là dương, đất là âm; nóng là dương, lạnh là âm; sáng là dương, tối là âm; ngày là dương, đêm là âm. Hệ từ có viết: “Rộng ra phối với đất trời, biến thông phối với 4 mùa. Nghĩa âm dương phối với nhật nguyệt, phản dịch phối với chí đức”, “Càn là vật dương, Khôn là vật âm”. Từ hiện tượng xã hội có thể thấy, nam là dương, nữ là âm; vua là dương, bề tôi là âm; quân tử là dương, tiểu nhân là âm. Ngoài ra, có thể dùng lý luận âm dương để giải thích các luân lý đạo đức xã hội. Cương nhu, thuận nghịch, tiến thoái, sang hèn, rộng hẹp, cao thấp đều tương ứng với âm dương.
Tương tự như vậy, đá quý phong thủy cũng có tính âm dương.
Về màu sắc: Ban đêm lạnh nên thuộc âm. Ban ngày nóng nên thuộc dương. Bởi vậy màu tối, lạnh thuộc âm, như: Màu đen. Màu sáng, nóng thuộc dương, như màu đỏ.
Về số lượng: Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai). Nên về loại, số chẵn thuộc âm. Giống đực không có khả năng ấy, một là một, nên số lẻ thuộc âm. Điều này giải thích vì sao quẻ dương là một vạch liền, còn quẻ âm là hai vạch đứt.
Về hình khối: Khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1/4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc Âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1/3 (số). Số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương.
Tương tự với các thuộc tính còn lại của đá quý, chúng ta có thể suy luận được: Trong, đặc thuộc dương. Đục, rỗng thuộc âm.
Vì vậy, khi chọn đá quý đeo bên mình, bạn cần phải chú ý những yêu cầu này trước tiên. Vừa tạo ra cảm giác về giới tính, lại tăng thêm thẩm mỹ của bản thân.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!
You must log in to post a comment.