Người tuổi Hợi sinh vào các năm là 1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007. Trong văn hóa dân gian và Phật giáo Việt Nam, vị Phật bản mệnh tuổi Hợi là Phật A Di Đà và Quán Âm Thiên Thủ (Quan Âm nghìn tay). Theo khoa học phong thủy, để hóa giải phần nào những bất lợi trong cuộc đời, người tuổi Hợi có thể dùng đá quý phong thủy trưng bày trong nhà, phòng làm việc hoặc dùng làm trang sức đeo bên mình. Ngoài những linh vật phong thủy như tỳ hưu, thiềm thừ, đeo các trang sức như vòng tay phong thủy, thì đeo mặt dây chuyền  Phật A Di Đà hoặc Quan Âm Thiên Thủ cũng là một lựa chọn rất tốt.

Phật bản mệnh tuổi Hợi là ai

Phật bản mệnh (hay Phật hộ mệnh) gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và năm yếu tố cơ bản là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp. Trong 12 con giáp này, Phật bản mệnh tuổi Hợi chính là Phật A Di Đà Quán Âm Thiên Thủ (Quan Âm nghìn tay nghìn mắt).

Tài trợ nội dung

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe, tránh mọi bệnh tật.

Ý nghĩa hình tượng Phật bản mệnh tuổi Hợi- Phật A Di Đà

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng Phật A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên y ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.

Phật A Di Đà có màu đỏ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm chuông. Cánh hoa sen sáng bóng tượng trưng pháp môn Di Đà có thể khiến tâm người tu hành ôn hòa và tĩnh lại. Đồng thời, hoa sen còn tượng trưng cho chúng sinh ở cõi luân hồi, giống như hoa sen ở trong bùn nhơ mà không cấu nhiễm hôi tanh mùi bùn, một khi được khai ngộ, chúng ta có thể thoát khỏi sự thống khổ của luân hồi. Trong tạo tượng Phật giáo, có thể thấy hình tượng chủ tôn Phật Vô Lượng Thọ có 144 Phật lớn nhỏ vây quanh. Loại hình tạo tượng này thường dùng cúng dường trong điện đường tu pháp Trường thọ.

Ý nghĩa của việc đeo dây chuyền Phật A Di Đà

Như đã nói ở trên, khi được sinh ra, con người thường có một vị Phật, Bồ Tát hộ thân (Phật bản mệnh), ở đây Phật bản mệnh tuổi Hợi chính là Phật A Di Đà. Biết được điều đó mà chuyên tâm tích phúc tích thiện, không làm những điều trái với lương tâm, kiến thành hướng tới Bản tôn cầu nguyện thì mọi hung họa cũng qua đi. Lúc đó, đeo đá hộ mệnh có hình tượng Bản tôn mới phát huy được tác dụng. Kết hợp nhất thể với trường khí của con người, thúc đẩy sự nghiệp phát triển, gia đình hạnh phúc, xã hội an khang. Sách Liễu phàm tứ huấn cũng nói rõ về việc chuyên tâm làm việc phúc cũng có thể cải được mệnh số.

Đây chính là ý nghĩa sâu xa của việc đeo dây chuyền Phật A Di Đà, là hướng con người đến điều thiện, mang trang sức Phật A Di Đà bên mình để nhắc nhở bản thân, đoạn trừ cái ác, qua đó mà mọi tai ương đều được hóa giải. Nếu người đeo đá Bản tôn hộ mệnh chuyên làm việc ác, tìm mọi cách chia rẽ, phá quấy người khác thì chẳng cứ sau này phải nhận quả báo mà có thể ứng hiện ngay trước mắt, trong đời này, kiếp này.

Cách lựa chọn mặt dây chuyền Phật A Di Đà

Trong tác phẩm Sổ Tay Đá Quý Phong Thủy của Đại Đức Thích Minh Nghiêm có nói về vật liệu và màu sắc dùng để chế tác trang sức Phật A Di Đà. Vật liệu dùng để chế tác nên là vật liệu trân quý, có thể dùng các loại đá quý như đá thạch anh, đá obsidian (thủy tinh núi lửa), đá mã não, quý hơn có thể dùng đến ruby, ngọc phỉ thúy hay sapphire… Sản phẩm nên được chế tác tinh xảo, không có các vết vỡ và các tạp chất trong viên đá.

Về màu sắc, nên chọn màu hợp với thời tiết, hoặc đơn giản chọn màu sắc hợp với sở thích để đem lại cảm giác thoải mái, an tâm khi đeo trang sức.

Mặt dây chuyền Phật A Di Đà bị rơi, vỡ, đứt dây có sao không

Khi mặt dây chuyền Phật bị rơi, vỡ hoặc đứt dây, thậm chí làm mất, nhiều người cho rằng đây là điềm báo không tốt, có thể mang đến xui xẻo. Kỳ thực, đây là kiến giải sai lầm. Chúng ta nên biết rằng, bất cứ vật phẩm nào, sử dụng lâu ngày, đều không tránh khỏi bị mài mòn và đứt vỡ. Cho nên khi trang sức hình Phật A Di Đà bị đứt vỡ, không phải là chuyện lạ. Cuộc đời vốn dĩ đầy những hiện tượng vô thường, con người không tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử, vạn vật có tồn tại ắt có mất đi, có bắt đầu phải có kết thúc. Do đó, nếu trang sức Quán Âm bị đứt vỡ hoặc làm mất, chỉ cần đổi một cái mới là có thể tiếp tục sử dụng.

Xem thêm sản phẩm tại đây

Mặt dây A Di Đà được yêu thích nhất

Daquyvietnam,

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!